Sào là hệ thống đo lường cổ của nền nông nghiệp Việt Nam, thường được dùng để chỉ diện tích của một khu đất ruộng. Tuy là khái niệm phổ biến những mỗi khu vực Bắc – Trung – Nam lại có quy ước khác nhau về việc 1 sào bằng bao nhiêu mét vuông. Trong bài viết hôm nay, worldresearchjournals sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi 1 sào bằng bao nhiêu m2 và cung cấp thêm thông tin về các đơn vị đo lường đất đai khác.
1 sào là bao nhiêu m2?
Nhiều khu vực tại Việt Nam hiện nay vẫn quen sử dụng hệ đo lường cổ như sào, mẫu, công đất để đo lượng diện tích đất ruộng thay vì hệ đo lường chuẩn quốc tế là m2, km2,…
Trong lịch sử, đơn vị sào chỉ áp dụng cho 2 vùng Bắc Kỳ và Trung Kỳ, còn Nam Kỳ sử dụng hệ thước đo mét của người Pháp. Tuy nhiên, đến năm 1988, khu vực Bắc Kỳ đổi sang sử dụng hệ thước đo 0,4m. Do vậy, 1 sào bằng bao nhiêu m2 có sự khác nhau giữa từng vùng miền. Cụ thể như sau:
- 1 sào Bắc bộ bằng bao nhiêu m2: 1 sào Bắc bộ = 360m2
- 1 sào bao nhiêu m2: 1 sào Trung bộ = 497m2
- 1 sào bao nhiêu mét vuông: 1 sào Nam bộ = 1000m2
Hiện nay, người dân ở các tỉnh Nam Bộ ít sử dụng khái niệm “sào” mà thay bằng khái niệm “công đất”. 1 công đất nhỏ = 1 sào Nam Bộ = 1000m2, 1 công đất lớn = 1296m2.

1 sào bằng bao nhiêu thước?
Để biết 1 sào bằng bao nhiêu thước, người ta dựa vào hệ quy đổi của từng vùng. Cụ thể như sau:
1 thước Bắc Bộ = 24m2, suy ra 1 sào Bắc Bộ = 15 thước = 360m2
1 thước Trung Bộ = 33.33m2, suy ra 1 sào Trung Bộ = 15 thước = 499.95m2
Các đơn vị đo lường đất đai truyền thống khác của Việt Nam
Hệ thước vải hay còn gọi là thước may
Theo thông số của cây thước may cổ xưa còn được lưu giữ tại bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế thì 1 cây thước may có chiều dài xấp xỉ 0,6m. Trên 3 mặt thước thể hiện 3 giá trị là Kinh Xích, Chu Nguyên và Phùng Xích.

Hệ thước đo ruộng đất
Những năm đầu thời vua Gia Long, nước ta sử dụng thước Trung Bình để đo đạc ruộng đất. Đến năm 1801, một người dân ở Cổ Linh, Gia Lâm đã trình lên vua cây thước Điền Xích từ thời Lê. Sau khi xác minh, nhà Nguyễn quyết định sử dụng thước Điền Xích để đo đạc đất đai.
1 sào đất bằng bao nhiêu mét vuông? 1 thước Điền Xích có giá trị là 47cm, 1 mẫu ruộng hình vuông có cạnh là 150 thước, suy ra 1 mẫu ruộng có diện tích 4,970m2. Mà 1 mẫu theo quy ước là 10 sao, vậy theo hệ thước đo ruộng đất 1 sào = 497 m2
Hệ thước mộc
Năm 1898, toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã quyết định hợp nhất hệ thước mộc (tên gọi khác: thước ta) với hệ thước Điền. Giá trị của hệ thước này vào thời gian đó là 40cm. Hệ thước mộc được chia thành 3 loại thước, bao gồm thước đo độ dài, thước kỹ thuật và thước Lỗ Ban.
Hệ thước đo độ dài
Vào thời nhà Nguyễn, thước đo độ dài được gọi thước Kinh, có giá trị dao động trong khoảng từ 42,4cm đến 42,5 cm. Khi thực dân Pháp quy định hợp nhất thước Kinh với thước Điền thì độ dài thước chỉ còn 40cm. Hệ thước đo độ dài được sử dụng để đo chiều dài đường đi, hoặc dùng trong xây dựng (đo chiều dài của cột, kèo, gian, chái,…) hay khoảng cách giữa các khu vực địa lý.
Hệ thước kỹ thuật
Hệ thước kỹ thuật bao gồm các loại thước như hước đinh, thước sàm, thước vuông, thước Nách,… và được sử dụng trong nghề mộc. Những cây thước này có sự khác nhau về hình dạng nhưng sử dụng chung giá trị 40cm giống thước Kinh.
Hệ thước Lỗ Ban
Thước Lỗ Ban được phát minh bởi thợ mộc Lỗ Ban sống ở thời Trung Hoa cổ đại. Cây thước Lỗ Ban cổ xưa được lưu giữ tại bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh chính là khuôn mẫu cho những chiếc thước Lỗ Ban thời hiện đại.

Có 3 loại thước Lỗ Ban chính:
- Thước Lỗ Ban 52cm (Xây dựng), dùng để đo cửa đi, cửa sổ, chiều cao tầng, giếng trời…Thước được chia làm 8 cung lớn: theo thứ tự từ cung Quý Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Thiên Tài, Nhân Lộc, Cô Độc, Thiên Tặc, Tể Tướng.
- Thước Lỗ Ban 42.9cm (Dương trạch), dùng trong xây dựng bếp, bệ, bậc,… Thước được chia thành 8 cung lớn, theo thứ tự như sau: Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Nạn, Hại, Mạng.
- Thước Lỗ Ban 39cm (Âm phần), dùng để đo đồ nội thất, âm phần (bàn thờ, tủ, mộ phần…). Thước được chia làm 10 cung lớn, theo thứ tự Đinh, Hại, Vượng, Khổ, Nghĩa, Quan, Tử, Hưng, Thất, Tài.
Trên đây là thông tin giải đáp 1 sào bằng bao nhiêu m2, từ đó bạn có thể biết được 1 sào ruộng bao nhiêu m2. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp thêm thông tin về các đơn vị đo lường đất đai khác để bạn hiểu hơn về câu hỏi 1 sào = m2. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích, thú vị sau bài viết này.