các dấu trong tiếng việt
Kiến thức học tập

Cách sử dụng tất cả các dấu trong tiếng Việt và ví dụ

Tiếng Việt được biết đến là một trong những ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới. bởi nó có những đặc điểm riêng, ngôn từ đa dạng giúp người nói thể hiện được nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Đặc biệt, tiếng Việt sử dụng nhiều loại dấu câu. Vậy các dấu trong tiếng Việt gồm những dấu câu nào? Cách sử dụng các dấu thanh trong tiếng Việt và vị trí của chúng ra sao? Hãy cùng World Research Journals tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là dấu câu trong tiếng Việt?

Ngữ pháp Tiếng Việt không đơn giản chỉ có 5 dấu thanh trong tiếng việt, chủ ngữ, vị ngữ, các loại danh từ, động từ,… mà các em học sinh cần phải nắm vững cách phân biệt và sử dụng các loại dấu câu sao cho hợp lý và chính xác nhất. Các dấu thanh trong tiếng Việt sẽ làm thay đổi nghĩa của từ ngữ đó. Còn các loại dấu câu sẽ được dùng trong các hoàn cảnh, trường hợp sao cho phù hợp nhất. Hiện nay, tiếng Việt dùng tới 11 dấu câu đó là:

  1. Dấu chấm (.)
  2. Dấu hỏi (?)
  3. Dấu cảm (!)
  4. Dấu lửng (…)
  5. Dấu phẩy (,)
  6. Dấu chấm phẩy (;)
  7. Dấu hai chấm (:)
  8. Dấu ngang (–)
  9. Dấu ngoặc đơn ()
  10. Dấu ngoặc kép (“ ”)
  11. Dấu móc vuông (dấu ngoặc vuông) ([ ])
công dụng của dấu chấm phẩy
Các dấu câu dùng trong tiếng Việt

Các loại dấu câu trong tiếng Việt và tác dụng của chúng 

Dấu chấm (.)

Công dụng của dấu chấm có tác dụng chính là kết thúc một câu trần thuật, giúp người đọc, người nghe biết câu chuyện sẽ chuyển sang một vấn đề khác. Khi hành văn, sau dấu chấm các em phải viết hoa chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo. Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, các em lưu ý phải thêm 1 lý tự trống bằng 1 lần nhấp phím space trên bàn phím máy tính.

Ngoài ra, khi đọc tác dụng của dấu chấm còn giúp người đọc nghỉ hơi (nghỉ quãng khoảng bằng thời gian đọc một chữ). Bên cạnh đó, dấu chấm cũng thường đặt ở cuối câu kể, không chỉ kết thúc câu mà còn kết thúc một đoạn văn hoặc bài văn.

Ví dụ: Huệ là một học sinh gương mẫu. Ai cũng đều yêu quý bạn ấy.

Dấu chấm hỏi (?)

Dấu chấm hỏi các tác dụng để kết thúc một câu hỏi, câu nghi vấn nào đó. Vì dấu chấm hỏi cũng dùng để kết thúc 1 câu nên câu tiếp theo các em cũng cần viết hoa chữ cái đầu tiên. Thời gian nghỉ lấy hơi sau dấu phẩy giống như dấu chấm.

Ví dụ: Mấy giờ mẹ về?

Dấu chấm lửng (dấu ba chấm) (…)

Dấu 3 chấm thường dùng khi người viết không muốn liệt kê hoặc không thể liệt kê hết các sự vật, hiện tượng trong một chủ đề.

Bên cạnh đó, dấu 3 chấm còn có tác dụng để:

  • Đặt cuối câu khi người viết không muốn nói hết ý những người đọc vẫn có thể hiểu những ý không được nói ra đó
  • Đặt sau những từ ngữ biểu thị lời nói đứt quãng.
  • Đặt sau những từ ngữ tượng thanh để diễn tả sự kéo dài của âm thanh.
  • Đặt sau những từ ngữ biểu thị sự châm biếm, hài hước hoặc tạo ra một tình huống bất ngờ trái ngược với suy nghĩ của người đọc.

Ví dụ 1: Các loài sinh vật sống dưới biển gồm cá, tôm, bạch tuộc,… (liệt kê không hết được)

Ví dụ 2: Ai bánh giò….ò…ò không? (sự kéo dài của tiếng rao)

Dấu hai chấm (:)

dấu chấm phẩy có tác dụng gì
Những công dụng của dấu 2 chấm

Dấu 2 chấm là dấu câu quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ dấu hai chấm dùng để làm gì hoặc trả lời đầy đủ được câu hỏi dấu hai chấm có tác dụng gì? Dưới đây là câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất về tác dụng của dấu 2 chấm:

  • Báo hiệu một sự liệt kê 
  • Nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp
  • Chỉ phần đứng sau có chức năng thuyết minh hoặc giải thích cho phần trước
  • Dùng báo hiệu nội dung lời của các nhân vật trong đối thoại

Ví dụ: Bố bảo Hà: “Ra lấy cho bố cốc nước”.

Công dụng của dấu hai chấm trong câu này dùng để trích dẫn nội dung lời của nhân vật.

Dấu chấm than (!)

Công dụng của dấu chấm than dùng để:

  • Kết thúc câu cảm thán hoặc câu cầu khiến
  • Kết thúc câu gọi hay câu đáp
  • Tỏ thái độ mỉa mai hoặc ngạc nhiên đối với một sự kiện 

Ví dụ: Ôi, cái áo mẹ mua đẹp quá!

Dấu gạch ngang (-)

Công dụng của dấu gạch ngang để:

  • Đặt đầu dòng trước phần liệt kê
  • Đặt đầu dòng trước những lời đối thoại
  • Ngăn cách giữa thành phần chú thích với thành phần khác trong câu
  • Đặt nối tên các địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau
  • Dùng để ngăn cách đề ngày, tháng, năm
  • Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ từ.
  • Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số, thường sử dụng cho ngày, tháng, năm, các năm với nhau. 

Ví dụ: Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945) gây ra rất nhiều mất mát cho nhân loại.

Dấu ngoặc đơn (())

Tác dụng của dấu ngoặc đơn là:

  • Ngăn cách thành phần chú thích với các thành phần khác của câu
  • Giải thích ý nghĩa cho từ
  • Chú thích nguồn gốc của tư liệu

Ví dụ: Vào giờ sinh hoạt lớp, Yến (lớp trưởng) đã đại diện để báo cáo tình hình lớp trong tuần vừa qua.

Dấu ngoặc kép (“”)

Tác dụng của dấu ngoặc kép dùng để:

  • Đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu
  • Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp
  • Đóng khung tên riêng tác phẩm
  • Đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý

Trong một số trường hợp, dấu ngoặc kép thường đứng sau dấu hai chấm.

Ví dụ: “Truyện Kiều” là tác phẩm kinh điển làm rạng rỡ nền văn học nước nhà.

Dấu chấm phẩy (;)

Dấu chấm phẩy có tác dụng gì? Công dụng của dấu chấm phẩy dùng đặt giữa các vế câu hoặc các bộ phận đẳng lập với nhau. Đây cũng là câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi khi nào dùng dấu chấm phẩy hay dấu chấm phẩy dùng để làm gì? Đồng thời, tác dụng dấu chấm phẩy còn giúp người đọc ngắt nghỉ với một quãng dài hơn so với dấu phẩy và ngắn hơn so với dấu chấm.

Cách dùng dấu chấm phẩy (hay cách sử dụng dấu chấm phẩy) cụ thể như sau:

  • Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép
  • Đứng sau các bộ phận liệt kê

Ví dụ: Trong nhà, mỗi người một việc: bố dạy bé học; mẹ nấu ăn; bà ngồi têm trầu.

Dấu phẩy (,)

dấu phẩy dùng để làm gì
Các công dụng của dấu phẩy trong câu

Dấu phẩy có tác dụng gì? Tác dụng của dấu phẩy giúp cho các ý, các phần trong câu được phân cách rõ ràng. Dấu phẩy dùng để làm gì? Dâu phẩy được đặt xen kẽ trong câu và một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy. Khi đọc, công dụng của dấu phẩy giúp người đọc ngắt hơi ngắn (thời gian bằng bằng nửa quãng nghỉ của dấu chấm). 

Ngoài ra, dấu phẩy còn dùng để:

  • Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.
  • Tách các bộ phận phụ riêng với nòng cốt câu.
  • Tách các vế của câu ghép.

Dấu móc vuông (dấu ngoặc vuông) ([ ])

Dấu móc vuông [ ] là dấu câu trong tiếng Việt được dùng nhiều trong văn bản khoa học. Chức năng chính là chú thích công trình khoa học của các tác giả được đánh theo số thứ tự ở phần mục lục trích dẫn nguồn tư liệu và sách có lời được trích dẫn. Ngoài ra, dấu móc vuông cũng dùng để chú thích thêm cho chú thích đã có.

Ví dụ: [1]. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB KHKT

Trên đây là tất cả các dấu trong tiếng Việt thông dụng và phổ biến nhất và ví dụ minh họa cho phụ huynh và các em học sinh nắm vững. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn!

Xem thêm