Phương pháp dạy học đúng cách giúp các bé phát huy được khả năng sáng tạo, tính chủ động trong học tập. Đặc biệt, các phương pháp dạy học tích cực cũng góp phần rèn luyện ý thức tự học, kỹ năng sử dụng kiến thức vào thực tế và đem lại niềm vui, sự hứng thú cho các em học sinh. Cùng World Research Journals tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Như thế nào được gọi là phương pháp dạy học tích cực?
Phương pháp dạy học hiểu đơn giản là cách thức, sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh khi dạy và học nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trước đó.
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp giảng dạy mà thầy cô sẽ không đưa ra đáp án, thay vào đó là đưa ra những gợi ý gợi mở vấn đề. Sau đó, giáo viên sẽ cùng học sinh thảo luận để tìm ra kết quả cuối cùng.

Vậy quan điểm dạy học là gì? Nó được hiểu là tổng thể các định hướng về hành động phương pháp, có sự kết hợp của các yếu tố như: nguyên tắc dạy học, môi trường dạy học, định hướng cụ thể về vai trò của giáo viên và học sinh khi tham gia quá trình dạy học,…
Đặc biệt, các quan điểm dạy học trên sẽ bao gồm các định hướng mang tính “chiến lược”. Những định hướng này là cơ sở lý thuyết để hình thành nên phương pháp dạy học cụ thể.
Đặc điểm nổi bật của các phương pháp dạy học tích cực
Những biểu hiện của tính tích cực học tập gồm:
- Học sinh chủ động đưa ra ý kiến của bản thân, tích cực phát biểu xây dựng tiết học
- Các bé chủ động rèn luyện, tìm kiếm, bổ sung kiến thức qua phương pháp tự học
- Tăng cường học nhóm, cùng nhau hợp tác để giải quyết vấn đề
- Đánh giá và tự đánh giá
Phân biệt dạy học truyền thống và dạy học tích cực
Đặc điểm | Dạy học truyền thống | Dạy học tích cực |
Mục tiêu | Cung cấp cho trẻ kiến thức, kỹ năng cần thiết để đạt điểm cao trong các kỳ thi. | Hình thành cho bé năng lực, truyền tải phương pháp học mới, cách học mới để học thêm nhiều điều bổ ích cũng như những kỹ năng phục vụ cho cuộc sống. |
Nội dung | Nội dung bài giảng phần lớn từ sách giáo khoa | Nội dung giảng dạy phong phú gồm: sách giáo khoa, thực tế cuộc sống, làm thí nghiệm,… |
Phương pháp | Giảng bài, truyền tải kiến thức một chiều. | Dạy học tương tác, cùng nhau thảo luận để giải quyết các vấn đề. |
Hình thức | Giảng dạy trong lớp học | Dạy và học linh hoạt trong lớp, ngoài trời, phòng thí nghiệm, chia nhóm, học cá nhân,… |

Giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực hiện nay
Đặt và giải quyết vấn đề
Cách tiến hành:
- Bước 1: Đặt vấn đề: giáo viên đưa ra một tình huống cụ thể để học sinh phát hiện vấn đề và cùng nhau bàn luận
- Bước 2: Giải quyết vấn đề: học sinh đưa ra các cách giải quyết vấn đề. Giáo viên hướng dẫn các bé lập kế hoạch và thực hiện giải quyết vấn đề đó.
- Bước 3: Kết luận: các em học sinh tự đưa ra đánh giá và kết luận sau khi giáo viên hướng dẫn.
Hoạt động nhóm
Cách tiến hành:
- Cả lớp làm việc chung: các thầy cô sẽ phân nhóm học tập, đưa ra chủ đề, đồng thời giao các nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Làm việc nhóm: Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ sau đó phân công cho từng thành viên. Cả nhóm cùng nhau thảo luận để thống nhất kết quả, sau đó cử đại diện thuyết trình về kết quả của nhóm.
Tổng kết: Các nhóm học tập lần lượt báo cáo kết quả để giáo viên và cả lớp đánh giá. Cuối cùng giáo viên là người quyết định và chấm điểm.

Tổ chức thi vấn đáp
Vấn đáp là phương pháp dạy học tích cực mà ở đó giáo viên sẽ là người trực tiếp đưa ra các câu hỏi và học sinh sẽ trả lời. Đồng thời, các em học sinh có thể cùng nhau tranh luận, phản biện với nhau hoặc với giáo viên. Thi vấn đáp có 2 dạng:
- Vấn đáp tái hiện: Thầy cô đưa ra các câu hỏi và yêu cầu các bé trả lời bằng cách nhớ lại kiến thức đã được học, không cần phải suy luận.
- Vấn đáp giải thích – minh họa: Thầy cô đưa ra các câu hỏi nhưng trẻ sẽ trả lời thông qua các ví dụ minh họa để dễ hình dung và dễ nhớ lại các kiến thức.
Thuyết trình
Trong các phương pháp giảng dạy thì thuyết trình được đánh giá rất cao vì là kỹ năng quan trọng giúp bé sử dụng lời nói, cử chỉ sinh động nhằm truyền đạt lại nội dung, kiến thức mà học sinh đã tiếp nhận được.
Khám phá
Cách tiến hành:
- Giáo viên chọn và đưa ra các chủ đề khác nhau. Lưu ý là các chủ đề này phải phù hợp với lứa tuổi, gắn liền với thực tế và có liên quan đến bài học để tăng sự hứng thú cho bé khi học.
- Tìm kiếm những tài liệu cho học tập từ nhiều nguồn khác nhau: sách, báo, internet,…
- Học sinh thực hiện thiết kế nội dung bài học thông qua chỉ dẫn, hỗ trợ của thầy cô.
- Giáo viên đánh giá, sửa lỗi và rút kinh nghiệm cùng với học sinh.
Hy vọng rằng với những thông tin trên, phụ huynh sẽ nắm rõ hơn về các phương pháp dạy học, từ đó có thể chọn được cho con mình một phương pháp dạy học ở tiểu học tốt nhất và phù hợp nhất để cho bé tiếp thu kiến thức.