câu cảm thán
Kiến thức học tập

Khái niệm câu cảm thán – đặc điểm và các bài tập ví dụ

Khái niệm về câu cảm thán là gì? Đặc điểm nổi bật và cách nhận biết như thế nào? Công dụng chính của cảm thán là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững các kiến thức quan trọng về dạng câu này.

Khái niệm chung về câu cảm thán

tác dụng của câu cảm thán
Khái niệm chung về câu cảm thán

Câu cảm thán là câu được dùng để thể hiện cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết); câu thường được sử dụng chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hoặc trong văn học. Trong câu cảm thán thường xuất hiện từ ngữ biểu lộ cảm xúc như: hỡi ôi, chao ôi, ôi, trời ơi, xiết bao,… và thường dùng dấu chấm than để kết thúc câu!

Ví dụ: “Ôi! trời hôm nay nắng quá!” ; “Đi chơi thật là vui vẻ biết bao!”

Đặc điểm nổi bật của câu cảm thán

Các đặc điểm nổi bật của câu cảm thán được thể hiện qua 2 yếu tố: dấu hiệu nhận biết và tác dụng của câu. Vậy xác định các yếu tố này như thế nào?

câu cảm thán dùng để làm gì
Đặc điểm và chức năng câu cảm thán là gì?

Các dấu hiệu nhận biết

Trong văn viết, để nhận biết câu cảm thán, trong câu cần có 1 hoặc 2 dấu hiệu sau:

  • Ngôn từ cảm thán: ôi, ôi chao, than ôi, lắm,…
  • Dấu chấm than dùng để kết thúc câu
cảm thán là gì
Có 2 dấu hiệu để xác định câu cảm thán

Trong văn nói, các từ ngữ biểu lộ cảm xúc trong câu cảm thán sẽ được nhấn mạnh hoặc có cách đọc đặc biệt hơn so với từ khác trong câu. Các em học sinh cần chú ý kỹ các dấu hiệu trên để giải bài tập xác định câu cảm thán chính xác nhất.

Cách phân loại và tác dụng của câu cảm thán

Câu cảm thán dùng để làm gì? Câu cảm thán có tác dụng chính là để biểu lộ cảm xúc, tình cảm của người viết (hoặc người nói) về sự vật hoặc sự việc cụ thể. Từ đó, giúp cho người đọc (hoặc người nghe) có thể hiểu được ý nghĩa câu chuyện hoặc đoạn văn đang được truyền đạt.

Chúng ta cần nắm rõ công dụng của câu cảm thán để sử đúng ngữ cảnh của câu. Tránh trường hợp khiến người đọc (người nghe) hiểu sai lời nói hoặc câu chuyện có yếu tố cảm thán. Vì thế, các công dụng của câu cảm thán được phân loại như sau:

  • Để diễn tả sự hài lòng hoặc lời khen dành cho một sự vật hoặc sự việc
  • Dùng để biểu lộ sự biết ơn, thay lời cảm ơn đến người đã giúp đỡ mình
  • Dùng để thể hiện sự bất ngờ, ngưỡng mộ trước một sự vật hoặc một sự việc
  • Để bộc lộ nỗi buồn, sự lo lắng, bồn chồn, tiếc nuối hoặc thất vọng của người viết (hoặc người đọc)

Ví dụ

Để hiểu hơn và phân biệt tốt hơn về các loại câu cảm thán, các em học sinh có thể tham khảo các ví dụ sau đây:

VD1: Ôi! Ly nước chanh này ngon quá!

Từ “Ôi” thể hiện sự hài lòng và khen ngợi của người viết đối với ly nước chanh

VD2: Phong cảnh ở Vịnh Hạ Long thật đẹp biết bao!

Từ “biết bao” biểu lộ sự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long

VD3: Có những bạn tốt bên cạnh thật là may mắn xiết bao!

Từ “xiết bao” thể hiện sự biết ơn nồng nhiệt dành cho những người bạn

VD4: Trời ơi! Mình làm sai bài tập Toán rồi.

Từ “trời ơi” thể hiện sự thất vọng vì làm sai bài

Các bài tập ví dụ về câu cảm thán

Dưới đây là các bài tập ví dụ về câu cảm thán để các em ôn luyện lại kiến thức trong bài trên.

Bài tập 1

Hãy tìm và nêu công dụng của câu cảm thán trong đoạn trích sau đây.

“Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà con ân hận quá, ân hận mãi.”

(Trích “Dế Mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài)

Trả lời: Câu cảm thán trong đoạn trích là: “Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi” vì có cụm từ “Chao ôi”. Câu trên thể hiện nỗi buồn, sự ân hận của Dế Mèn khi phải trả giá đặt vì sự nông nổi của bản thân.

Bài tập 2

Phân tích cảm xúc được truyền đạt qua các câu dưới đây. Các câu này có phải câu cảm thán hay không? Giải thích vì sao?

  1. a) “Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?”

(trích Dế Mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài)

Trả lời: Câu thể hiện sự ân hận của Dế Mèn vì đã dại dột khiến Dế Choắt phải chết. Vì câu không có từ ngữ chỉ cảm xúc và không có dấu chấm than nên câu trên không phải câu cảm thán

  1. b) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

(trích Nhớ rừng, Thế Lữ)

Trả lời: Câu biểu lộ cảm xúc bất ngờ ngưỡng mộ trước vẻ đẹp hùng vĩ của phong cảnh rừng và núi đồi. Đây là câu cảm thán vì có từ “Hỡi” và từ “ơi”, cùng dấu chấm than kết thúc câu.

Đoạn văn mẫu ngắn

Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu cảm thán. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của câu đó.

Bài làm tham khảo:

Trong tất cả các mùa, em thích nhất là mùa xuân. Chao ôi! Cảnh buổi sáng mùa xuân thật thơ mộng biết bao! Thời tiết mùa xuân ấm áp và dễ chịu, em có thể thoải mái mặc những bộ đồ yêu thích. Những chú chim bắt đầu hót trên những hàng cây, nghe thật vui tai. Em tung tăng đến trường đến trường với bao niềm vui chào mùa xuân mới. Ôi, mùa xuân thật tuyệt vời!

Câu cảm thán trong đoạn văn: “Chao ôi!”, “Cảnh buổi sáng mùa xuân thật thơ mộng biết bao!”,Ôi, mùa xuân thật tuyệt vời!” thể hiện sự yêu thích của em đối với mùa xuân.

Trên đây là kiến thức về khái niệm câu cảm thán, các đặc điểm nổi bật cùng một số bài tập ví dụ. Mong rằng bài viết sẽ hỗ trợ các em học sinh tiếp học hỏi tốt hơn trong quá trình học tập.

Xem thêm