Kiến thức học tập

Chức năng của động từ là gì và cách phân loại trong câu

Trong chương trình tiếng Việt tiểu học, các em học sinh sẽ được học về khái niệm động từ. Vậy động từ là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp giải đáp cho các em.

Động từ nghĩa là gì?

Động từ là tập hợp các từ ngữ dùng để miêu tả các hoạt động, trạng thái của con người, sự vật hoặc hiện tượng. Trong tiếng Việt, động từ được sử dụng khá phổ biến nhờ vào khả năng diễn đạt phong phú. Loại từ này có khả năng biểu đạt khái quát hơn khi kết hợp với các loại từ khác như: danh từ, tình từ, phó từ…Hay còn gọi là cụm động từ.

 đông từ là gì lớp 4
Động từ có khả năng biểu đạt bao quát quát khi kết nối cùng dạng từ khác

Ví dụ: Đi nhanh trong đó đi là động từ, nhanh là tính từ

Sang sông trong đó sang là động từ

Không về nhà trong đó không là phó từ, về là động từ và nhà là danh từ

Chức năng của là động từ là gì?

Vậy động từ là cái gì trong tiếng Việt mà lại phong phú như vậy? Ngoài mô tả hoạt động, trạng thái thì loại từ này còn tác dụng gì hay không? Dưới đây là các chức năng chính của động từ mà các em cần nắm vững.

động từ nghĩa là gì
Các dạng động từ thường gặp
  • Đóng vai trò làm trạng ngữ trong câu: giúp trả lời cho câu hỏi Để làm gì?

VD: Làm như thế, tôi thấy không ổn (cụm động từ “làm như thế” đóng vai trò trạng ngữ trong câu)

  • Đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu trả lời cho câu hỏi Sự việc gì?, Cái gì?,…

VD: Thức khuya ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (động từ  “thức khuya” đóng vai trò chủ ngữ trong câu)

  • Tạo nên vị ngữ trong câu để tạo nên một câu đơn hoàn chỉnh, dùng để trả lời câu hỏi làm gì?

VD: Bạn Nam đang xem phim (“đang xem phim” làm cụm động từ cũng là vị ngữ trong câu)

  • Trở thành định ngữ trong câu, bổ sung cho các loại từ khác để biểu đạt ý nghĩa hoàn chỉnh của câu

VD: Cô gái đang nhuộm tóc là chị gái tôi (cụm đồng từ “đang nhuộm tóc” định ngữ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ “cô gái)

 Phân loại các dạng động từ

Cũng như các loại từ có khả năng diễn đạt và chức năng phong phú, động từ trong tiếng Việt được chia thành nhiều dạng. Khái niệm của các dạng động từ sẽ được miêu tả chi tiết sau đây.

Động từ trạng thái

Dạng động từ chỉ trạng thái là dạng từ giúp người viết (hoặc người nói) biểu đạt cảm xúc, quan điểm của người, sự vật hoặc hiện tượng. Tùy vào mục đích và ngữ cảnh, động từ chỉ trạng thái được chia thành các dạng nhỏ như sau:

  • Động từ mô tả về ý chí.

VD: Bạn Nam quyết tâm đạt được học bổng (“quyết tâm” là động từ thể hiện ý chí của bạn Nam)

  • Dùng để so sánh.

VD: Nắng nóng Sài Gòn không gắt bằng nắng hè Hà Nội (cụm động từ “không gắt bằng ” dùng để so sánh)

  • Dùng trong câu bị động, chủ ngữ là người, sự vật hoặc hiện tượng không trực tiếp tạo ra hoạt động trong câu.

VD: Thép đã được tôi luyện như thế đấy! (cụm động từ “đã được tôi luyện” biểu đạt sự hình thành thụ động của thép)

  • Biểu đạt mong ước, nguyện vọng, yêu cầu

VD: Mẹ mong rằng con gần gũi mẹ hơn! (động từ “mong”  biểu đạt mong ước của mẹ đối với con)

  • Mô tả sự cần thiết của một người, sự vật hoặc hiện tượng

VD: Em nên giảm cân để có sức khỏe tốt (cụm động từ “nên giảm cân” thể hiện việc cần thiết làm của chủ ngữ)

Động từ hoạt động

Trái ngược với động từ chỉ trạng thái, động từ hoạt động dùng để miêu tả các hoạt động, hoặc hành động của người, sự vật hoặc sự việc. Bên cạnh đó, loại từ này có tác dụng làm câu văn trở nên sinh động hơn, gần gũi hơn với người đọc (hoặc người nghe)

VD: Mưa rơi ngoài thềm rất thơ mộng.

Các em học sinh chơi đuổi bắt rất vui.

Ngoài hai dạng động từ chỉ trạng thái và hoạt động, để nắm bắt tốt hơn về động từ các em cần có kiến thức về ngoại động từ và nội động từ. Vậy định nghĩa của hai dạng từ này là như thế nào?

đồng từ là cái gì
Cần biết cách phân biệt ngoại động từ và nội động từ

Định nghĩa nội động từ

Nội động từ là những từ ngữ biểu đạt các hoạt động hoặc trạng thái do danh từ, hoặc chủ ngữ trong câu chủ động tạo nên. Trong câu sử dụng nội động từ, cần phải có quan hệ từ và bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp để làm rõ ý nghĩa của câu.

VD: Bố tặng cho em quyển sách, (“tặng” là nội động từ – “em” là bổ ngữ – “cho” là quan hệ từ)

Định nghĩa ngoại động từ

Ngoại động từ miêu tả các hoạt động hoặc trạng thái không do danh từ, hoặc chủ ngữ chủ động tạo nên. Trong câu có ngoại động từ, không cần phải có quan hệ từ mà chỉ cần có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp để làm rõ ý nghĩa của câu.

VD: Ngôi nhà được xây từ kiến trúc sư (“được xây” là ngoại động từ, “kiến trúc sư” là bổ ngữ)

Bài viết trên đây đã giúp các em trả lời câu hỏi động từ là gì, cũng như động từ là gì lớp 4. Bên cạnh đó, các em còn được hướng dẫn phân loại và các chức năng của dạng từ này. Hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp các em hiểu hơn và vận dụng tốt hơn trong các bài tập tiếng Việt.

 

Xem thêm