kể lại câu chuyện sơn tinh thủy tinh bằng lời văn của em
Kiến thức học tập

Dàn ý tham khảo để kể lại truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh

Kể lại câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em là một dạng bài tập dành cho học sinh lớp 6, và có khá nhiều em cảm thấy khó khăn khi thực hiện bài tập này. Thật ra việc kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em không phải là điều quá khó khăn và bố mẹ có thể tham khảo bài viết sau của World Research Journals để hướng dẫn cho các con nhé.

Dàn ý tham khảo để kể chuyện Sơn tinh Thủy tinh bằng lời văn của em

kể chuyện sơn tinh thủy tinh bằng lời văn của em
Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện quen thuộc với nhiều người Việt Nam.

Đầu tiên, việc kể lại một câu chuyện muốn rõ ràng, mạch lạc và người nghe dễ hiểu đòi hỏi người kể phải hiểu rõ câu chuyện và lập được dàn ý rõ ràng, chi tiết. Đối với dàn ý cho bài kể lại câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, mọi người có thể tham khảo những gợi ý sau:

Mở bài

Trong phần mở bài sẽ là những thông tin khái quát nhất về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Thân bài

Nội dung trong phần này sẽ dành để kể lại những chi tiết chính trong câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Người kể có thể không cần kể chính xác hoàn toàn câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh giống như nội dung mà mình đã được học, nhưng lưu ý không được thiếu các chi tiết sau:

  • Trong số những chàng trai đến tham gia tuyển rể thì nổi bật nhất là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh đến từ miền núi với biệt tài chỉ cần vung tay sẽ tạo thành rừng, còn Thủy Tinh lại có biệt tài hô mưa gọi gió.
  • Vua Hùng Vương 18 cảm thấy khó trong việc lựa chọn nên đã ra yêu cầu: Ai đem đủ sính lễ gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ phải gồm 1 đôi đến trước sẽ được cưới Mỵ Nương.
  • Sơn Tinh đem sính lễ đến trước và được cưới Mỵ Nương, Thủy Tinh tức giận và dùng gió lốc, mưa bão để tấn công nhằm cướp lại cô dâu. Trận chiến khốc liệt xảy ra và cuối cùng Thủy Tinh đã thất bại.
  • Không cưới được Mỵ Nương và thua trận tháo chạy nhưng Thủy Tinh không quên thù xưa, và hàng năm vẫn tạo lũ lụt, giông bão để trả thù Sơn Tinh.

Kết bài

Nêu ý nghĩa của câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh và rút ra bài học ý nghĩa sau khi nghe chuyện.

Những điểm cần lưu ý khi kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh

kể lại câu chuyện sơn tinh thủy tinh bằng lời văn của em
Sẽ không quá khó khăn để các em có thể kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh

Như đã nói ở trên, bài tập kể lại câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em không phải là quá khó để thực hiện, nhưng bố mẹ cần nhắc nhở các con ghi nhớ kỹ những lưu ý sau:

  • Vì yêu cầu của bài tập là kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời của em nên học sinh cần xác định mình sẽ hóa thân thành ai trong câu chuyện để kể. Sau khi xác định xong thì toàn bộ câu chuyện sẽ tái hiện bằng ngôi kể của nhân vật đó. Một số nhân vật mà người kể có thể lựa chọn để hóa thân như vua Hùng, Mỵ Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh, lính canh,…
  • Sau khi đã lựa chọn xong nhân vật để hóa thân vào và kể lại câu chuyện, những chi tiết liên quan đến nhân vật đó người kể cần lồng cảm xúc, suy nghĩ vào để câu chuyện thêm sinh động. Ví dụ nếu hóa thân thành Mỵ Nương, người kể có thể thêm vào các cảm nhận như “Ngay từ khi gặp mặt, ta đã rất có cảm tình với Sơn Tinh”, “Ta cảm giác Thủy Tinh là người không tốt bụng”,… khi kể chuyện.
  • Đây là một câu chuyện dạng truyền thuyết nên người kể cần vận dụng trí tưởng tượng của mình để câu chuyện thêm phần thú vị, miễn đừng làm thay đổi kịch bản gốc của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là được.

Trên đây là những thông tin các bạn có thể tham khảo để hỗ trợ con thực hiện tốt nhất bài tập kể lại câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em. Kể chuyện là những tiết học giúp bé phát huy trí tưởng tượng, khả năng phân tích và sự tự tin rất tốt, chính vì vậy bố mẹ nên đồng hành và hỗ trợ tối đa cho các con nhé. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những chia sẻ tiếp theo.

Xem thêm