Hiện nay, việc kết hợp các trò chơi vào nội dung bài học đang đạt được nhiều hiệu quả tích cực. Với bộ môn Tiếng Việt, các trò chơi đóng vai trò quan trọng trong việc gây hứng thú cho trẻ, từ đó giúp các bậc phụ huynh dạy trẻ mặt chữ, biết đến cách đọc các chữ cái, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, tạo phản xạ và tăng trí tuệ cho bé. Trong bài viết này, worldresearchjournals.com xin giới thiệu với các bố mẹ 7 trò chơi Tiếng Việt tốt nhất cho trẻ.

Trò chơi ô chữ
Sau mỗi bài học, để củng cố lại kiến thức và giúp các bé nhớ kỹ bài học hơn, bố mẹ có thể cho các bé chơi trò chơi ô chữ. Bố mẹ sẽ chọn các từ hàng dọc liên quan tới chủ đề bài học và các từ hàng ngang là những gợi ý có liên quan tới từ hàng dọc của ô chữ đó.
Chuẩn bị: Sử dụng phần mềm PowerPoint để trình chiếu ô chữ hoặc có thể kẻ ô chữ lên bảng hoặc giấy để các bé có thể tự giải.
Ví dụ về trò chơi Tiếng việt ô chữ:
- Ô chữ hàng dọc: Măng non
- Luật chơi: Dựa vào từ hàng dọc “Măng non” trong ô chữ các bé hãy tìm các từ hàng ngang, mỗi hàng ngang là từ ngữ mô tả các đức tính tốt của thiếu nhi.
- Gợi ý: Các từ hàng ngang số 1, 4, 6 được đề cập đến trong “5 điều Bác Hồ dạy”. Nếu trẻ gặp khó khăn, bố mẹ có thể gợi ý thêm vài chữ cái để giúp các bé dễ đoán được hơn.
- Đáp án: Các từ hàng ngang của ô chữ lần lượt là khiêm tốn, chăm chỉ, siêng năng, dũng cảm, ngoan ngoãn, đoàn kết, cần cù.

Trò chơi xếp chữ ghép vần
Trò chơi này được áp dụng khi bé đã dần quen thuộc với bảng chữ cái. Nội dung của trò chơi xếp chữ ghép vần chính là dùng những chữ cái Tiếng Việt để ghép lại thành những từ có nghĩa. Về cơ bản, trò chơi xếp chữ ghép vần giúp các bé củng cố lại kiến thức các vần vừa học và tìm các tiếng mới có vần vừa học.
Chuẩn bị: Giấy bút hoặc sử dụng phấn, bảng để bé tìm từ theo nhóm.
Luật chơi:
- Tên trò chơi “Tìm các tiếng có chứa vần vừa học”
- Cho các bé nhắc lại vần vừa học
- Dựa vào vần đã học, trong khoảng 5 – 10 phút tùy theo cấp bậc của lớp học, yêu cầu bé tìm được thật nhiều tiếng có vần vừa học và ghi vào giấy. Sau đó, bé đọc lại các tiếng vừa tìm được.
Trò chơi đuổi hình bắt chữ
Trò chơi đuổi hình bắt chữ chắc hẳn không quá xa lạ với bố mẹ đúng không nào? Nói một cách đơn giản, trò đuổi hình bắt chữ là trò chơi mà bé sẽ được cung cấp hình ảnh. Dựa vào nội dung bức hình để đưa ra đáp án là một cụm từ có nghĩa.
Mục tiêu của trò chơi:
- Củng cố, chính xác hóa, làm giàu vốn từ cho trẻ
- Rèn luyện kỹ năng quan sát
- Rèn luyện khả năng tư duy
Luật chơi:
- Hình ảnh sẽ được cung cấp để bé có thể nhìn thấy và hình ảnh đó có liên quan đến cụm từ có ý nghĩa
- Mức độ khó dễ được chia theo khối lớp và thành từng vòng, mỗi vòng sẽ có những khoảng thời gian nhất định và bé sẽ phải đưa ra câu trả lời trong khoảng thời gian đó

Trò chơi đi tìm lời thơ
Nhắc đến Tiếng Việt không thể bỏ qua chính là thơ ca. Thơ được xem như một bức tranh văn hóa đa màu sắc của dải đất hình chữ S, nơi mà cả gia đình đang sống hàng ngày. Vì thế trò chơi đi tìm lời thơ ra đời để giúp các bé vừa học được từ vựng, vừa học được thơ. Nhiệm vụ của bé trong trò chơi này rất đơn giản là tìm từ đúng và phù hợp với chỗ trống trong câu thơ
Phương pháp này giúp bé hiểu rõ về kết cấu của một câu thơ. Nó giúp các bé rèn luyện sự sáng tạo và mở rộng vốn từ. Tuy nhiên, trò chơi này có thể khó và tốn thời gian nếu bố mẹ không lựa chọn được những câu thơ phù hợp với cấp độ của các trẻ. Điều đó sẽ khiến các bé dễ mất tập trung và không còn hào hứng với trò chơi.
Ví dụ:
- Gió thì thầm với….
- Lá thì thầm cùng….
- Anh em như thể…..
- Rách lành đùm bọc, dở hay….
- Công Cha như … Thái Sơn
- Nghĩa mẹ như …. ở ngoài biển đông
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ…
- Ở hiền thì lại gặp…. Người ngay thì được phật, tiên….
- Vàng cơn.., trắng cơn….
- Hôm qua em đi chùa… Hơi cỏ còn mờ hơi sương
Đáp án: 1. Lá; 2. Cây; 3. Tay chân; 4. Đỡ đần; 5. Núi; 6. Nước; 7. Cỏ; 8. Hiền, độ trì; 9. Nắng, mưa; 10. Hương
Trò chơi thử tài trí nhớ
Với trò chơi thử tài trí nhớ, các bé sẽ được bố hoặc mẹ cho xem một vần, ghi nhớ và vẽ lại vần đó qua tranh, người còn lại trong bố hoặc mẹ sẽ nhìn vào tranh của bé đoán vần. Phương pháp này giúp tăng khả năng ghi nhớ của các bé, đồng thời mở rộng vốn từ. Việc kết hợp cả tranh và chữ là một yếu tố rất quan trọng khiến các bé thích thú hơn với trò chơi này.
Trò chơi nối từ
Trò chơi nối từ sẽ được chia thành nhiều nhóm gồm bố, mẹ, bé, ông, bà,… Người chơi đầu tiên sẽ nói ra một vần có ý nghĩa bất kỳ, người chơi thứ 2 sẽ dựa trên từ cuối cùng trong vần của người chơi thứ nhất để tìm ra một vần có ý nghĩa và bắt đầu bởi từ đầu tiên đó.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng trò chơi này yêu cầu sự hiểu biết và ghi nhớ của các bé rất cao. Nó giúp các bé mở rộng vốn từ và đặc biệt là rèn chính tả. Nó còn giúp các bé rèn phản xạ nhanh và nâng cao kiến thức.
Ví dụ:
- Người chơi thứ 1: cái cây
- Người chơi thứ 2: cây hoa
- Người chơi thứ 3: hoa hồng

Trò chơi đọc thơ hoặc ca dao truyền điện
Trò chơi đọc thơ hoặc ca dao truyền điện được sáng tạo nên với mục đích giúp các bé học ghi nhớ thơ một cách nhanh chóng và luyện phản xạ. Trò chơi đặc biệt mang tính tập thể, bố mẹ sẽ cùng chơi với bé. Điều này khiến các bé hứng thú hơn với trò chơi.
Cách chơi vô cùng đơn giản, bố hoặc mẹ sẽ đọc một câu thơ đầu tiên và chỉ bé hoặc người còn lại đọc. Người được chỉ phải ngay lập tức đọc câu thơ tiếp theo nếu không sẽ bị “điện giật”. Với lối chơi đơn giản, tốc độ, trò chơi truyền điện này luôn được nhiều trẻ yêu thích và tham gia với tinh thần hào hứng.
Với những chia sẻ trên đây, các bậc phụ huynh đã biết nên lựa chọn trò chơi Tiếng Việt nào cho bé chưa? Hy vọng những chia sẻ này sẽ là những chia sẻ thực sự hữu ích, giúp các bé có thể học thuộc bảng chữ cái một cách nhanh chóng nhất.