từ chỉ đặc điểm
Kiến thức học tập

Từ chỉ đặc điểm và bài tập dành cho học sinh tiểu học

Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường dụng rất nhiều các từ ngữ để mô tả đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Những từ ngữ chỉ đặc điểm đó được gọi chung là từ chỉ đặc điểm và nó cũng là một phần kiến thức quan trọng của tiếng Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ định nghĩa từ chỉ đặc điểm là gì? Trong bài viết dưới đây, World Research Journals sẽ giúp phụ huynh và các em học sinh giải đáp các thắc mắc liên quan đến từ chỉ đặc điểm.

Từ chỉ đặc điểm là gì?

các từ chỉ đặc điểm
Từ chỉ đặc điểm là một phần kiến thức của môn tiếng Việt lớp 2

Trước hết các em học sinh cần hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm, từ định nghĩa thì mới có thể tìm từ chỉ đặc điểm một cách chính xác. Trong tiếng Việt, từ chỉ đặc điểm là từ được dùng để chỉ ra nét riêng biệt, đặc trưng của một sự vật, hiện tượng nào đó.

những từ chỉ đặc điểm
Ví dụ về từ chỉ đặc điểm

Nói đến đặc điểm, người ta sẽ chú trọng đến vẻ bên ngoài hoặc cảm nhận thông qua các giác quan như: thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác,… các đặc trưng về màu sắc, hình khối hay hình dáng, âm thanh của sự vật, hiện tượng. Song, hầu hết các sự vật, hiện tượng đều có những đặc trưng riêng về cấu tạo và tính chất, có thể nhận biết qua quá trình quan sát, khái quát, suy luận và đưa ra kết luận.

Từ khái niệm về từ chỉ đặc điểm ở trên, chúng ta có thể rút ra định nghĩa về từ chỉ đặc điểm. Dựa vào ngữ nghĩa, từ chỉ đặc điểm là những từ được dùng để mô tả đặc trưng của một sự vật, hiện tượng về hình dáng, sắc màu, mùi vị và những đặc điểm khác. Chẳng hạn như một số từ sau: xanh, đỏ, tam giác, vuông, đặc quánh,…

Ví dụ

  1. Chiếc xe của bạn ấy có màu xanh lá cây.
  2. Cái ly uống nước có hình tam giác rất lạ mắt.

Phân loại từ chỉ đặc điểm

Nhờ định nghĩa về từ chỉ đặc điểm là gì, ta có 2 loại từ chỉ đặc điểm sau:

Từ chỉ đặc điểm bên ngoài

Từ chỉ đặc điểm bên ngoài là các từ chỉ nét riêng của sự vật, hiện tượng thông qua các 5 giác quan của con người như: hình dáng, âm thanh, màu sắc, mùi vị,…

Ví dụ:

  1. Quả cam có vỏ màu da cam, bên trong mọng nước.
  2. Giai điệu này nghe sôi động quá!
thế nào là từ chỉ đặc điểm
Ví dụ về từ chỉ đặc điểm ngoài

Từ chỉ đặc điểm bên trong

Từ chỉ đặc điểm bên trong là các từ chỉ những nét riêng được nhận biết thông qua quá trình quan sát, khái quát, suy luận và kết luận của con người, thường gồm các từ chỉ cấu tạo, tính chất, tính tình,..

Ví dụ:

  1. An là một chàng trai hiền lành và ít nói.
  2. Tên địa chủ rất độc ác và keo kiệt.

Bài tập từ chỉ đặc điểm

Như đã nói ở trên, từ chỉ đặc điểm là một trong những nội dung trọng tâm của chương trình Tiếng Việt lớp lớp 2. Vì thế, những bài tập sau đây sẽ tập trung vào từ chỉ đặc điểm lớp 2, từ chỉ sự vật là gì lớp 2 và một số bài tập từ chỉ đặc điểm lớp 3, từ chỉ sự vật là gì lớp 3 để các em lớp 3 ôn tập lại phần kiến thức này.

Bài tập 1 (dành cho học sinh lớp 2): Em hãy tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau:

“Em nuôi một đôi thỏ,

Bộ lông trắng như bông,

Mắt tựa viên kẹo hồng

Đôi tai dài thẳng đứng”

(Sưu tầm)

Đáp án:

Đoạn thơ trên có các từ chỉ đặc điểm sau: trắng, hồng, thẳng đứng. Những từ ngữ này giúp cho việc miêu tả con thỏ trở nên chân thực và sinh động, người đọc, người nghe dễ dàng hình dung và nhận biết về sự vật.

Bài tập 2 (dành cho học sinh lớp 3): Em hãy tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm teo các yêu cầu sau:

  1. Hình dáng người hoặc đồ vật
  2. Màu sắc của một đồ vật
  3. Tính cách của con người

Đáp án:

  1. Từ ngữ chỉ hình dáng ví dụ như: cao, thấp, lớn, bé, mũm mĩm, gầy, béo, cân đối,…
  2. Từ chỉ đặc điểm màu sắc ví dụ như: xanh, đỏ, tím, vàng, lục, lam, chàm, tím, xanh lá mạ, xanh đậm, hồng cánh sen, đỏ đất, đỏ gạch,….
  3. Từ chỉ đặc điểm tính cách con người ví dụ như: thật thà, gian ác, hiền lành, đanh đá, chua ngoa, cộc tính, hài hước, phóng khoáng, keo kiệt, khó tính,…

Như vậy, bài viết về từ chỉ đặc điểm trên đây đã phân tích rõ định nghĩa, phân loại cũng như đưa ra các ví dụ cụ thể về từ chỉ đặc điểm. Đây cũng là từ loại có vai trò quan trọng trong câu vừa làm cho câu văn trở nên chân thực, sinh động vừa giúp thu hút người nghe, người đọc hơn. Qua bài viết này, World Research Journals mong rằng các em học sinh sẽ vận dụng tốt các kiến thức trên để có thể giải quyết các bài tập một cách tốt nhất. Chúc các em thành công!

Xem thêm